THIẾT BỊ CÂN ĐIỆN TỬ TÂN PHÁT

Phân biệt loadcell analog và digital: Điểm giống và khác nhau?

  29/03/2023

  Yên

Loadcell analog và digital là những loại cảm biến lực được dùng để đo lực tác động, chuyển tín hiệu lực thành tín hiệu số truyền về đầu cân hiển thị. Vậy làm sao để phân biệt loadcell analog và digital? Điểm giống và khác nhau như thế nào?

Cách phân loại loadcell

Loadcell là thiết bị cảm biến lực quan trọng, không thể thiếu trong các loại cân điện tử. Loadcell có nhiều hình dạng, kích thước, tải trọng khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính và thông số kỹ thuật mà người ta chia loadcell thành các loại như sau:

*Dựa trên phương hướng lực tác động:

- Loadcell dạng nén: loadcell BM14G của Zemic hay ZCGB của Keli

- Loadcell dạng uốn: Loadcell SQB của Keli hay SB của Mettler Toledo

- Loadcell dạng kéo: Loadcell PST của Keli hay TSA của Mettler Toledo

*Dựa theo hình dáng:

- Loadcell trụ: Loadcell BM14G của zemic hay loadcell ZSGB của keli

- Loadcell cầu bi: Loadcell QSA của keli hay loadcell BTA của amcell

- Loadcell thanh: Loadcell SQB của keli hay UDA của keli

- Loadcell chữ Z: Loadcell PST của keli hay loadcell TSH của metller toledo

- Loadcell xoắn: Loadcell HSX của keli hay loadcell MTB của metller toledo

*Dựa trên dạng tín hiệu truyền nhận:

- Loadcell Analog (tín hiệu tương tự): loadcell QSA, SQB, PST hay UDA…

- Loadcell Digital (tín hiệu số): loadcell QSD, ZSFB-D, POWERCELL PDX…

Trong đó, phân loại theo tín hiệu truyền thông là cách phân loại phổ biến nhất. Vậy phân biệt loadcell Analog và Digital như thế nào?

Tín hiệu truyền của loadcell analog và digital

Phân biệt loadcell analog và digital thông qua tín hiệu truyền

Phân biệt loadcell Analog và Digital

Loadcell Analog và Digital là cách phân loại loadcell dựa trên loại tín hiệu truyền thông. Đây là các phân loại loadcell phổ biến nhất trên thị trường. Vậy làm thế nào để phân biệt loadcell Analog và Digital?

Khái niệm:

*Loadcell Analog

Loadcell Analog là loại loadcell cảm biến sức căng, từ đó chuyển đổi thành tín hiệu điện. Sau đó, tín hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ kêt snoosi với đầu cân hiển thị. Mỗi loadcell sẽ tải một đầu ra độc lập, thường từ 1-3mV/V. Đầu ra kết hợp sẽ được tổng hợp từ kết quả đầu ra của từng loadcell có trong hệ thống.

Các thiết bị đo lường hoặc bộ chỉ thị điều khiển sẽ khuyếch đại tín hiệu điện đưa về, qua chuyển đổi ADC, vi xử lý với phần mềm tích hợp sẵn thực hiện tính toán chỉnh định và đưa kết quả đọc được lên màn hình. Đa phần các thiết bị hay bộ hiển thị hiện đại đều cho phép giao tiếp với các thiết bị ngoài khác như máy tính hoặc máy in.

*Loadcell Digital

Về cơ bản Loadcell số là sự tích hợp giữa loadcell tương tự và công nghệ điện tử hiện đại. Cấu trúc loadcell số (digital) tương đối phức tạp. Cụ thể:

- Thứ nhất: Phải có một Loadcell cơ bản với độ chính xác, độ ổn dịnh và khả năng lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc.

- Thứ hai: Phải có một bộ chuyển đổi tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang dạng số.

- Thứ ba: Phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp với các thiết bị khác để trao đổi thông tin.

Kết nối đầu hiển thị cân:

Một trong những cách pân biệt loadcell analog và digital chính là chức năng kết nối đầu hiển thị cân.

*Loadcell Analog:

Loại loadcell này cho phép kết nối với đầu hiển thị cân của các hãng khác nhau. Bởi vậy, hệ thống cân sử dụng loadcell analog có thể sử dụng kết hợp loadcell của hãng này với đầu cân của hãng khác.

*Loadcell Digital:

Tín hiệu đầu ra của loại loadcell này là tín hiệu số và được truyền về đầu cân hiển thị thông qua các cổng giao tiếp kết nối. Với tín hiệu số, đầu hiển thị không chỉ thu về dữ liệu tải trọng của vật cần cân mà còn thu được dữ liệu quá tải của loadcell, tên nhà sản xuất, loại máy, số serial của sản phẩm,,..

Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cảm biến lực và đầu cân lắp đặt, kết nối với nhau phải cùng một nhà sản xuất, bởi đảm bảo sự tương thích về cấu hình sản phẩm đầu cân của thương hiệu.

Cách kết nổi đầu cân của loadcell analog và loadcell digital

Cách kết nổi đầu cân của loadcell analog và loadcell digital

Phân biệt loadcell Analog và Digital - Dây dẫn tín hiệu:

*Loadcell analog:

Dây dẫn tín hiệu có vấn đề có thể làm giảm điện áp cung cấp và thay đổi điện áp truyền từ loadcell về đầu cân hiển thị. Bởi tín hiệu xuất của dạng loadcell này là dạng điện áp nên các vấn đề về dây dẫn có thể gây ra sai số, từ đó gây nên hiện tượng sai kết quả cân.

*Loadcell digital:

Do tín hiệu ra là dạng số nên các vấn đề về dây dẫn tín hiệu không gây ra hiện tượng sai số, ngoài ra, một số loadcell cửa các thương hiệu hàng đầu như Mettler Toledo còn có công nghệ bù số nhằm ngăn chặn sự suy giảm tín hiệu số truyền về đầu cân do hệ thống dây tín hiệu của tưng floadcell, nhờ đó, đảm bảo hệ thống cân hoạt động ổn định.

Phân biệt loadcell Analog và Digital - Hiệu chỉnh góc:

*Loadcell analog:

Điện áp cấp và các tín hiệu trả về của các loadcell analog được điều chỉnh bằng nhau thông qua các biến trở bên trong hộp nối tín hiệu. Sai số giữa các góc được điều chỉnh bằng các biến trở trong hộp nối tín hiệu.

*Loadcell digital:

Việc điều chỉnh tín hiệu của các loadcell digital được thực hiện bởi đầu cân hiển thị, chỉ cần đặt tải trọng lên từng vị trí loacell và khai báo giá trị trên đầu cân. Theo đó, thời gian hiệu chỉnh cân sẽ được tiết kiệm hơn rất nhiều so với loadcell analog.

Lỗi, hư hỏng, sửa chữa, thay thế:

*Loadcell analog:

Khi loadcell phát sinh lỗi, việc kiểm tra và phát hiện tương đối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật phải có trình độ cao và các dụng cụ chuyên dùng.

*Loadcell digital:

Việc phát hiện và kiểm tra lỗi loadcell tương đối dễ dàng bởi thiết bị cho phép xem tín hiệu của từng loadcell riêng lẻ tại thiết bị đầu cuối, điều này vô cùng thuận tiện trong lắp đặt, căn chỉnh và sửa chữa loadcell.

Phân biệt loadcell analog và digital: ưu, nhược điểm


Ưu điểm

Nhược điểm

Loadcell Analog

- Dễ chế tạo

- Đa dạng sản phẩm

-  Dễ thay thế, sửa chữa

- Giá thành rẻ

- Có thể kết hợp các loại đầu cân analog khác nhau

- Tín hiệu nhỏ, dễ bị hao tổn, gây sai số, khoảng cách truyền tương đối ngắn

- Khó xác định lỗi khi hỏng

- Dễ bị can thiệp, gian lận kết quả

- Lắp đặt, hiệu chuẩn phức tạp

Loadcell Digital

- Khoảng cách truyền xa, tín hiệu không bị nhiễu do đường truyền.

- Tín hiệu truyền dạng mã hóa nên dễ dàng xác định vị trí loadcell và kiểm tra các sự cố.

- Cảm biến được mã hóa riêng từng hãng nên khó can thiệp, gian lận kết quả

- Quá trình lắp đặt và hiệu chuẩn dễ dàng, vì thao tác trên đầu hiển thị.

- Kiểm soát được tình trạng của cảm biến lực.

- Giá thành cao

- Khi thay thế và sửa chữa, cần tìm sản phẩm đồng bộ và đúng hãng.

Trên đây là cách phân biệt loadcel Analog và Digital. Mỗi loại loadcell sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như hạn mức tài chính của khách hàng mà Tân Phát sẽ tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hiện Tân Phát đang cung cấp và phân phối đa dạng các loại loadcell chính hãng của Keli, Zemic, Amcell, Mettler Toledo,…Quý khách có thể xem thêm tại đây: https://thietbidien88.com/loadcell-cam-bien-trong-luong 

Các sản phẩm do Tân Phát cung cấp đảm bảo chính hãng, đầy đủ CO, CQ và giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm định chất lượng. Đồng thời, sản phẩm được bảo hành chính hãng 12 tháng tại công ty.

Liên hệ nhận TƯ VẤNBÁO GIÁ tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG TÂN PHÁT

- Địa chỉ: VT32, LK4, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

- Hotline: 0963 966 866

- Email: tpautotech01@gmail.com

zalo
Call : 0963 966 866