30/03/2023
Loadcell là thiết bị cảm biến lực dùng trong đo lường, quan trọng trong hệ thống cân điện tử hiển thị trọng lượng. Vậy loadcell là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.
Các loadcell thường được dùng để cảm ứng các lực lớn, tùy thuộc vào thiết kế của loadcell mà độ mạnh của lực tác động đến loadcell cũng khác nhau.
Loadcell là thiết bị đo lường không thể thiếu trong hệ thống cân điện tử
- Strain Gage là một loại điện trở đặc biệt vô cùng nhỏ, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, được gắn chế lên “load”.
- Load: Đây là một thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi
Loadcell có cấu tạo gồm 2 thành phần chính
- Độ chính xác: Đây là thông số cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác của loadcell phụ thuộc vào tính phi tuyến tính, độ trễ và độ lặp.
- Công suất định mức: Đây là thông số chỉ khối lượng lớn nhất mà loadcell có thể đo được.
- Dải nhiệt độ hoạt động: Là khoảng nhiệt độ mà đầu ra loadcell được bù vào, nếu ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện đúng chi tiết kỹ thuật được đưa ra.
- Cấp bảo vệ: Cấp bảo vệ loadcell được đánh giá theo thang đo IP
- Điện áp: Là giá trị điện áp làm việc của cảm biến lực – loadcell (thông thường chỉ số này sẽ được thể hiện dưới dạng giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất)
- Độ trễ: Đây là hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả cân dẫn tới sai số. Thông số này thường được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
- Trở kháng đầu vào: Được xác định thông qua S- và S+ khi cảm biến lực chưa kết nối vào hệ thống cân hoặc cân đang ở chế độ không tải.
- Điện trở cách điện: thông thường sẽ được đo ở dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp vỏ kim loại và thiết bị kết nối dòng điện.
- Phá hủy cơ học: Là giá trị tải trọng mà loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng.
- Giá trị ra: Kết quả đo được (đơn vị: mV)
- Trở kháng đầu ra: Được thế hiện dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và Ex-trong điều kiện loadcell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải.
- Quá tải an toàn: Là thông số dùng để chỉ công suất mà loadcell có thể vượt quá
- Hệ số tác động của nhiệt độ: Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi công suất của loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ.
- Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: Giống thông số trên nhưng đo ở chế độ không tải.
Hiện tại, có thể phân loại loadcell dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Phân loại loadcell theo lực tác động: Loadcell kéo, nén, loadcell dạng uốn, loadcell dạng xoắn.
- Phân loại theo hình dạng: loadcell dạng đĩa, loadcell dạng thanh, loadcell dạng trụ, loadcell dạng cầu bi, loadcell dạng chữ S
- …
Loadcell xoắn HSX Keli
Trên đây là một số thông tin cơ bản về loadcell là gì? Cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loadcell. Hiện Tân Phát đang cung cấp chính hãng các loại loadcell thuộc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Keli, Zemic, Amcell, Mettler Toledo,…Quý khách hàng có thể xem thêm tại đây: https://thietbidien88.com/loadcell-cam-bien-trong-luong
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG TÂN PHÁT
- Địa chỉ: VT32, LK4, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
- Hotline: 0963 966 866
- Email: tpautotech01@gmail.com